- Lịch sử hình thành
Khoa Báo chí – Truyền thông, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tiền thân là Tổ Lý luận Văn học & Báo chí được thành lập vào năm 1996 thuộc Khoa Ngữ Văn. Ngày 25 tháng 01 năm 2010, được tách thành Bộ môn Báo chí – Truyền thông trực thuộc Đại học Khoa học. Ngày 01 tháng 3 năm 2011, Khoa Báo chí – Truyền thông chính thức được thành lập theo Quyết đinh số 245/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Giám đốc Đại học Huế. Tính đến nay, Khoa đã có hơn 10 năm thành lập và hơn 25 năm đào tạo báo chí.
Khoa Báo chí – Truyền thông hiện có 5 hệ đào tạo: cử nhân chính qui, văn bằng 2, Liên thông, Vừa làm vừa học và Nghiệp vụ báo chí. Mỗi năm khoa đào tạo hơn 600 sinh viên chính qui và 700 sinh viên, học viên các hệ khác tại nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước. Khoa hiện đang liên kết đào tạo với các đơn vị giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, An Giang, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Nội…và tiếp tục mở rộng đào tạo tại các cơ sở khác trong cả nước.
Mỗi năm khoa đào tạo hơn 600 sinh viên chính qui và 700 sinh viên, học viên các hệ khác tại nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ và hiện đại. Khoa hiện có 1 studio phát thanh-truyền hình, 1 phòng thực hành báo in và báo điện tử, hàng chục camera, máy ảnh, máy ghi âm, máy tính tính, thiết bị dựng, biên tập hình ảnh âm thanh, thu phát để sản xuất các sản phẩm báo chí, 1 phòng tư liệu khoa với 10.000 đầu báo, tạp chí, 500 đầu sách cho sinh viên tham khảo học tập và nghiên cứu.
Khoa báo chí – truyền thông xây dựng 2 tổ chuyên môn gồm Tổ Báo chí và Tổ Truyền thông. Đội ngũ cán bộ viên chức hiện tại của khoa bao gồm 12 CBVC cơ hữu, 20 GV thỉnh giảng, trong đó 95% số giảng viên là nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí truyền thông đã được đào tạo Sau đại học.
- Đội ngũ
Khoa Báo chí-Truyền thông hiện có 12 CBVC cơ hữu, trong đó 03 chuyên viên, nghiên cứu viên, 9 cán bộ là giảng viên, 7/9 giảng viên đã được đào tạo sau đại học, 20 GV thỉnh giảng là các nhà báo có uy tín, các GS, PGS, TS từ các cơ quan báo chí, các trường đại học lớn trên cả nước, trong khu vực và trên thế giới.
Cán bộ khoa Báo chí-Truyền thông thường xuyên được đưa về các cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan, công ty truyền thông… trong nước để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tham gia các lớp tập huấn do các tổ chức báo chí có uy tín trên giới giới tổ chức và được đào tạo sau đại học ở Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ…
- Thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Khoa Báo chí – Truyền thông hiện có 5 hệ đào tạo: cử nhân chính qui, văn bằng 2, Liên thông, Vừa làm vừa học và Nghiệp vụ báo chí. Mỗi năm khoa đào tạo hơn 600 sinh viên chính qui và 700 sinh viên, học viên các hệ khác tại nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước. Khoa hiện đang liên kết đào tạo với các đơn vị giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, An Giang, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Nội…và tiếp tục mở rộng đào tạo tại các cơ sở khác trong cả nước.
Sinh viên khoa Báo chí-Truyền thông ngoài việc học tập chính khoá tại trường còn được gửi đi đào tạo, hợp tác giao lưu ở các trường đại học lớn trên thế giới tại Thái Lan, Nhật Bản. Các môn học kỹ năng được các nhà báo giỏi, có uy tín, giàu kinh nghiệm, các nhà quản lý báo chí trong nước và các giáo sư, nhà báo đến từ nước ngoài như Mỹ, Hà Lan…giảng dạy.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, cán bộ và sinh viên trong khoa đã thực hiện nhiều đề tài khoa học có giá trị ở các cấp: 02 đề tài cấp tỉnh, 04 đề tài cấp Đại học Huế, 15 đề tài cơ sở cấp trường, 14 đề tài khoa học cấp sinh viên. Đã vinh dự có 02 sinh viên được trao giải Kova- sinh viên nghiên cứu khoa học xuất sắc. Khoa đã xuất bản 02 đầu sách, hàng chục bài báo của cán bộ, sinh viên đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.